Những người không học đại học dễ thành công? Tại sao
Có rất nhiều người thành công nhưng trong tay họ không có tấm bằng nào cả rất nhiều người họ thành công. Vậy cùng phân tích 2 loại người "có học" và "không có học" này nhé!
Nhắc đến các tỷ phú bỏ học không thiếu những người này mà điển hình nhất là người giàu nhất thế giới Bill Gates hay ông trùm Facebook mà chúng ta sử dụng hàng ngày Mark Zuckerberg. Tại sao họ là top những tỷ phú thế giới điển hình nhưng họ lại không học đại học.
Người không học đại học họ học được rất nhiều từ quá trình làm việc thực tế
Bạn thấy đấy nếu bạn đang học đại học đi chăng nữa bạn cũng không tránh giỏi những lý thuyết đôi khi bạn sẽ không bao giờ bắt gặp trong thực tế. Kiến thức bén thì phải qua quá trình sử dụng rèn dũa trong thực tế và bạn thiếu điều này.
Nếu bạn đang tốn thời gian 4 năm để học đại học thì những người không đi học họ dùng 4 năm đó để làm gì? Tức nhiên là họ sẽ đi làm, làm thêm và thử hỏi những kiến thức bạn học trong trường có hay hơn những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm mà họ học được thông qua quá trình làm việc không?
Bài viết trước mình nhắc tới Chi phí cơ hội, khi bạn đang làm vậy A thì đánh đổi với việc bạn không có thời gian để làm việc B. Bill Gates - người giàu nhất thế hiện nay ông ta nói rằng ông bỏ học ở một trong những trường đại học danh tiếng nhất giới Harvard là vì ông hầu như biết tất cả những gì mà trường học dạy. Do đó ông quyết định nghỉ học và bắt đầu kinh doanh.
Một việc mà tôi rút ra từ bản thân tôi dành 4 năm cho việc học đại học trong khi những người bạn của tôi họ đi làm từ rất sớm và họ không đi họ như tôi thì kinh nghiệm xã hội, kiến thức mối quan hệ và thu nhập của họ là điều tôi ước mơ ở thời điểm hiện tại.
Họ biết tất cả những gì tôi biết và những điều họ biết họ có thể kiếm được tiền còn những điều tôi biết nằm đâu đó trong sách vở.
Do vậy tôi đánh giá một người qua tầm tư duy khi họ nói chuyện cao hay thấp hơn mình rất dễ dàng và tầm tư duy đó bạn có thể đánh giá kinh nghiệm của họ là trưởng phòng, giám đốc nó khác với các 1 sinh viên mới ra trường nói chuyện.
Một người bán hàng giỏi không nhất thiết họ phải hiểu tâm lý khách hàng, quy trình mua hàng vv... Vì với 1 người đã từng bán hàng họ có thể kể cho bạn những kinh nghiệm thực tế khi họ làm việc còn bạn sẽ biết được quy trình trong sách vở.
Thành công hay không còn đòi hỏi tính cách và cái duyên của nghề. Và bạn có chọn con đường nào nào thì chung quy nó đều dẫn đến sự thăng tiến và thành công trong công việc.
Biết nhiều đôi khi là trở ngại trong thành công
Khi một người biết nhiều thứ thì họ rất sợ làm sai, trong khi một người chỉ biết 1-2 cách và họ làm tới những gì họ biết vì họ không có nhiều lưa chọn.
Bạn đã bao giờ sợ là mình biết nhiều thứ quá lại là trở ngại thành công của bạn vì bạn không biết tập trung vào đâu mà hay làm việc này chưa tới nơi tới chốn lại quay sang làm việc khác và kết quả cuối cùng là không làm tốt việc gì cả.
Đây là lý do trường học bạn được học nhiều nhưng lại không biết dùng cái nào và rất sợ sai. Bạn thấy có nhiều lý do nhà tuyển dụng chọn những người trình độ Trung cấp, Cao đẳng vì dạy gì họ làm đúng như thế trong khi người có trình độ đại học rất khó bảo vì hay "Sáng tạo" và những người không học đại học hoặc bỏ học là những người dám nghĩ dám làm và không sợ sai.
Do đó biết nhiều đôi lúc là trở ngại của bạn, hãy bỏ bớt những gì bạn cho là không cần thiết và luôn tập trung phát triển một vài thứ bạn cho là quan trọng nhất với bạn lúc này.
Những người không học đại học dễ thành công? Tại sao
nvhns
Có rất nhiều người thành công nhưng trong tay họ không có tấm bằng nào cả rất nhiều người họ thành công. Vậy cùng phân tích 2 loại người &qu...
No comments: